Muốn con thông minh, mẹ hãy áp dụng những hoạt động trí tuệ hàng ngày sau đây, chúng sẽ giúp kích thích hoạt động não bộ của bé.
21 trò chơi giúp con thông minh từ bé Muốn con thông minh, mẹ hãy áp dụng những hoạt động trí tuệ hàng ngày sau đây, chúng sẽ giúp kích thích hoạt động não bộ của bé. 1. Hãy giúp bé tăng khả năng ghi nhớ Con trẻ rất hay quên. Vì vậy, bạn nên để con nhìn thấy gương mặt cha mẹ, ông bà, người thân một cách thường xuyên và đều đặn. Việc làm đó giúp phát triển khả năng tập trung và ghi nhớ của con. 2. Dạy con biết cười Tế bào thần kinh gương trong não bộ của bé có khả năng giúp bé ghi nhớ và bắt chước những hành động mà bé thấy. Vì thế, con bạn sẽ có những nụ cười tươi từ sớm, nếu bạn hay vuốt ve và cười với con. 3. Dạy con tập phát âm nhờ việc mô phỏng Từ ba tháng tuổi, bé nhà bạn sẽ rất thích thú với việc đưa tay lên miệng người lớn, chạm vào môi, lưỡi, hay răng bạn. Đó là một cơ hội tốt để cha mẹ chỉ cho con cách phát âm chữ cái, từ ngữ. Lời khuyên là bạn hãy tìm một chỗ nghỉ ngơi thật thoải mái, thư giãn (như giường, hoặc ghế dài), đặt con trong lòng và để con tự chạm tay vào miệng bạn khi bạn nói, hoặc hát những câu hát đơn giản. 4. Chơi trò “đoán đồ vật” với con Mẹ hãy lấy một con thú bông, giấu trong một cái túi và đố con đoán vật. Mẹ cũng đừng để con đoán mò đơn thuần, hãy cổ vũ, kích thích bé đưa ra câu trả lời bằng những gợi ý: “Đây có thể là gì nhỉ? Nó mềm lắm!”. Khi bé còn đang suy nghĩ, mẹ hãy bất ngờ tiết lộ đồ vật bị giấu: “Đây rồi! Là một con thỏ bông!”. Việc làm đó sẽ giúp tăng khả năng ghép nối những ý nghĩ tách biệt của bé. Ngoài ra, hai kỹ năng quan trọng hơn nữa mà bé sẽ học được thông qua trò chơi này là: nhìn vào vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào vật để làm người khác chú ý – đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển khả năng nhận thức của bé. 5. Hãy để các bé tự do chơi Mọi đồ vật đều có khả năng giúp bé phát triển nhận thức. Từ 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do (với cả đồ vật cứng và đồ vật mềm) trên nhiều bề mặt khác nhau (trên nền nhà, trên giường đệm). Các bé sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tiếng động lớn nhất phát ra khi đập một vật cứng lên một bề mặt cứng (khi bé đập đi đập lại chúng). Vì vậy, chỉ cần thấy đó là thứ an toàn với con trẻ, thì cha mẹ đừng cản con gõ đồ vật xuống sàn nhà, mặt bàn. Đấy chính là lúc con bạn đang tìm hiểu và học hỏi thế giới. 6. Cùng bé cảm nhận đồ vật Mọi thứ đều rất khác nhau nhau, từ cấu trúc, chất liệu, hình dạng hay cân nặng. Mẹ hãy để bé sờ tay vào chúng, đồng thời miêu tả cho bé nghe về đồ vật mà bé đang được chạm tay vào. Mẹ sẽ giúp bé sớm phân biệt được đồ vật nhờ vào phương pháp đó. 7. Tạo điều kiện cho bé học hỏi Khi bé nghe thấy những âm thanh phát ra lúc anh chị bé chơi điện thoại, bé sẽ mong muốn được làm như vậy. Vì thế cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé chơi, nhưng không phải bằng cách hy sinh chiếc điện thoại cảm ứng đời mới của bạn. Thay vào đó, mẹ hãy đưa bé một chiếc điện thoại cũ để bé có thế bấm thỏa thích và nên nhớ đừng để chế độ im lặng nhé. 8. Tìm những đồ vật an toàn để bé tạo âm thanh Bé nhà bạn rất thích gõ những vật dụng trong nhà. Bé cứ gõ đi gõ lại để chúng đều đều kêu mãi. Đó là một việc làm rất có ích cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của con trẻ, các mẹ nên chú ý và khuyến khích con chơi. Mẹ hãy lựa chọn những đồ vật an toàn như một chiếc bát nhôm, một chiếc thìa gỗ, để con thoải mái gõ đập. 9. Để con trẻ được làm việc cùng bạn Đa phần các mẹ hay tranh thủ làm việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt giũ, khi con ngủ. Nhưng thật ra, các bé thích được nhìn bạn làm việc. Lời khuyên là mẹ hãy đặt con ở một vị trí êm ái và làm việc ngay gần đó, thình thoảng mẹ nhớ quay lại trò chuyện với con. Con bạn sẽ học được rất nhiều khi nhìn thấy mẹ chúng làm việc. 10. Khuyến khích con khi bé chơi Nếu thấy bé nhà bạn đang chơi trò ú tim, bạn hãy cổ vũ, chơi theo bé hay cười thật tươi với bé. Vì não bé sẽ tiếp nhận những phản ứng của mọi người xung quanh về hành động của mình. Nếu được hưởng ứng, bé sẽ làm đi làm lại hành động đó, giúp kích thích quá trình phát triển phát triển nhận thức của con trẻ. 11. Mẹ là “huấn luyện viên” của riêng bé Cách tốt nhất để bé tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức là tự làm việc. Các mẹ có thể dạy bé làm những lần đầu và để bé tự thực hiện sau đó. Đơn giản như khi bạn treo khăn lên, hãy cầm lấy tay con bạn và hai mẹ con cùng thực hiện động tác. 12. Thỉnh thoảng, hãy làm ngơ với bé! Đừng vội cảm thấy đáng trách khi để con chơi một mình còn bạn thì đọc sách hoặc thư giãn gần đó. Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng, họ phải bên cạnh con 24/7 để trông nom con cẩn thận. Nhưng bộ não con trẻ cần những cơ hội để tự tìm đến thông tin mới. Vì thế, có những lúc cha mẹ nên làm ngơ với con để con tự do tìm tòi. Con cũng sẽ có cách báo cho mẹ biết rằng con đã tiếp nhận đủ thông tin cho lần này và muốn nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, bé sẽ cố tình gây sự chú ý hoặc tự đến chỗ mẹ. 13. Hãy để bé gần gũi với thiên nhiên Vào những ngày nắng nhẹ, mẹ hãy bế bé ra sân sau, hoặc sân thượng, những nơi nào có cây cối xanh tươi. Ở đó, bé sẽ có vô vàn sự vật mới mẻ để ngắm nhìn, quan sát, đồng thời tiếng chim hót, tiếng gió thổi lá cây xào xạc cũng là những âm thanh dễ chịu mà bé muốn nghe. 14. Đọc thật nhiều sách, truyện cho bé nghe Con trẻ sẽ được gia tăng vốn từ vựng và biết cách kết nối các ngữ nghĩa đơn lẻ lại với nhau theo ý hiểu riêng của bé, chỉ bằng cách lắng nghe những lời kể chuyện. Vì vậy, các mẹ nên tạo cho mình một thói quen đọc sách truyện cho con nghe trước khi đi ngủ. Với những bé đã biết nói, thỉnh thoảng, bé sẽ hỏi nghĩa những từ bé thắc mắc. Mẹ nên lắng nghe và giải thích nghĩa của từ cho bé một cách đơn giản, nhẹ nhàng. 15. Củng cố những gì bé tiếp thu được Từ 18 tháng tuổi, bé đã biết cách ghi nhớ những từ ngữ bé nghe được trong những câu chuyện mẹ kể hằng đêm. Vì thế cha mẹ có thể kể lại những câu chuyện đó cho con nhiều lần, để củng cố vốn từ con học được, cũng như tăng khả năng kết nối sự việc của con. 16. Hãy đọc truyện cho bé nghe một cách thật truyền cảm Khi đọc truyện cho bé nhà bạn nghe, bạn nên đọc thật diễn cảm. Lời khuyên là bạn hãy lột tả cảm xúc của chính nhân vật trong truyện, như là cười vang khi nhân vật vui, hay lắng lại khi nhân vật buồn. Cách đọc truyện này của bạn sẽ khiến bé thích thú hơn với việc lắng nghe, cũng như giúp bé nhận biết sự liên quan giữa từ ngữ và cảm xúc. 17. Cùng bé xem album ảnh Các mẹ có thể lấy cuốn album ảnh của con và cùng con xem ảnh. Khi đó bạn có thể vừa trông con, vừa giúp con bạn dần nhận thức được khuôn mặt mình, kích thích phát triển trí nhớ trẻ. Mẹ hãy thêm những lời dẫn nhẹ nhàng như: “Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé rất xinh xắn bụ bẫm…” để tăng phần hứng thú của bé trong lúc xem ảnh. 18. Để bé xem tivi Từ 2 tuổi trở đi, hãy để bé nhà bạn được tiếp nhận những hình ảnh bắt mắt, âm thanh vui nhộn từ tivi một cách vừa đủ. Tốt nhất là mỗi ngày một tiếng, chia làm nhiều lần, mỗi lần từ 15 đến 20 phút. Khi cho bé xem tivi, cha mẹ hãy đặt bé ở một ví trị an toàn, cách tivi khoảng 2 – 3 mét, và bật những chương trình thiếu nhi cho bé xem. Hình ảnh, âm thanh từ tivi sẽ tăng cường khả năng nghe hiểu của bé. 19. Chủ động dạy từ mới cho bé Đối vời trẻ từ 1 tuổi, cha mẹ hãy tích cực tăng vốn từ vựng cho bé bằng cách tự dạy bé từ mới. Cách dạy hiểu quả nhất là để bé nhại lại từ mới nhiều lần, kết hợp giải thích nghĩa từ bằng cách đơn giản, thân thuộc với bé. 20. Giúp bé tương tác khi xem tivi Xem tivi rất tốt, nhưng xem đơn thuần sẽ chỉ giúp bé tăng khả năng nghe hiểu, chứ không giúp bé phản xạ ngược lại do không có điều kiện phản ứng. Vì vậy, mẹ hãy cùng ngồi xem chương trình thiếu nhi với bé, giúp bé tương tác bằng cách trả lời những câu hỏi mà người dẫn chương trình đưa ra, đồng thời khuyến khích bé nhại lại câu trả lời của mẹ. Việc làm đó của mẹ sẽ khiến bé hoàn thiện khả năng hai chiều: Tiếp thu – Phản xạ. 21. Để bé ngủ ngon, ngủ đủ Khi trẻ ngủ, não trẻ tổng kết lại tất cả những thông tin bé học được trước đó, giúp hình thành trí tuệ. Vì thế mẹ hãy đảm bảo bé được ngủ đủ, ngủ ngon, để khi tỉnh dậy, bé lại tiếp tục sẵn sàng cho những cuộc khám phá mới. Cha mẹ không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể nuôi dạy con trẻ trở nên thông minh. Nếu bạn biết cách, mỗi giây phút bạn bên con, chơi đùa với con đều có thể trở thành khoảnh khắc học hỏi.