Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động, có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh, nhân viên - học sinh, nhân viên - nhân viên,..).
Kính thưa các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các bé yêu quý! Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trường Mầm non Chánh Mỹ xin được chia sẻ với các bậc phụ huynh và các bé những nội dung về bạo lực học đường như sau: 1. Khái niệm Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động, có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh). 2. Thực trạng Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau.
3. Hậu quả của hành vi bạo lực Để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em + Về thể chất: Đau đớn, thương tích, ảnh hưởng xấu đến phát triển cơ thể... + Về trí tuệ: Học hành giảm sút, chậm phát triển trí tuệ... + Về hành vi: Thụ động, ngại giao tiếp, rối loạn hành vi, hung hăng, cư xử bạo lực với người khác, có hành vi tự hủy hoại mình,... + Về tâm lý: Trẻ sợ hãi, hoảng loạn, mặc cảm, tự ti, mất lòng tin, thờ ơ, né tránh,... 4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, cha mẹ, thầy cô luôn là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo. Cha mẹ không nên có những hành vi bạo hành với trẻ, cha mẹ không cãi nhau trước mặt trẻ.
Các giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo. Thương yêu, tôn trọng trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất lẫn tinh thần. Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.
Tích cực rèn luyện cho trẻ kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, giáo viên hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
Hãy chung tay để đẩy lùi, bài trừ bạo lực học đường. Vì đây không chỉ là trách nhiệm của tôi, của bạn, của trường học, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội.